Nhiên liệu đốt lò (FO)

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 06 : 2010/SP

NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO)

Lời nói đầu:

Tiêu chuẩn TCCS 06 : 2010/SP được Tổng Giám Đốc Công ty phê duyệt và công bố ban hành theo quyết định số 861/QĐ-DK-HCTC, ngày 25 tháng 8 năm 2010.

Tiêu chuẩn này phù hợp với Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 6239 : 2002 Nhiên liệu đốt lò (FO) – Yêu cầu kỹ thuật và những qui định hiện hành.

Tiêu chuẩn này có thể được xem xét sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ cho phù hợp với thực tế và qui định của pháp luật.

NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng cho nhiên liệu đốt lò, dùng cho các lò đốt công nghiệp trong các điều kiện vận hành và khí hậu khác nhau, do Công ty Saigon Petro cung cấp.

2. Giải thích từ ngữ, từ viết tắt

FO: Fuel Oil

3. Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu đốt lò được qui định trong bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu đốt lò

STT

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

FO No1

FO No2A
(2,0 S)

FO No2B

(3,0 S)

(3,5 S)

1

Khối lượng riêng ở 15oC, kg/L, max

0,965

0,991

0,970

0,991

TCVN 6594 : 2000
(ASTM D 1298)

2

Độ nhớt động học ở 50oC, cSt1), max

87

180

180

180

ASTM D 445

3

Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng, max

2,0

2,0

3,0

3,5

TCVN 6701 : 2000
(ASTM D 2622)
ASTM D 129
ASTM D 4294

4

Điểm đông đặc, oC, max

+12

+24

+24

+24

TCVN 3753 : 1995
(ASTM D 97)

5

Hàm lượng tro, % khối lượng, max

0,15

0,15

0,15

0,15

TCVN 2690 : 1995
(ASTM D 482)

6

Cặn cacbon Conradson, % khối lượng, max

6

16

16

16

TCVN 6324 : 2000
(ASTM D 189)
ASTM D 4530

7

Điểm chớp cháy cốc kín, oC, min

66

TCVN 6608 : 2000
(ASTM D 3828)
ASTM D 93

8

Hàm lượng nước, % thể tích, max

1,0

TCVN 2692 : 1995
(ASTM D 95)

9

Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, max

0,15

ASTM D 473

10

Nhiệt trị, cal/g2), min

9800

9800

10150

9800

ASTM D 240
ASTM D 4809

1) 1 cSt = 1 mm2/s
2) 1 calo = 4,1868 Jun

4. Phương pháp thử:

4.1. Lấy mẫu thử: Theo TCVN 6777 : 2000 (ASTM D 4057)

4.2. Phương pháp thử: Các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu cho từng loại nhiên liệu đốt lò được qui định trong bảng 1.

5. Đóng rót, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Theo TCVN 3891 : 1984

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ (FO)

 
PHẦN I: THÔNG TIN SẢN PHẨM VÀ DOANH NGHIỆP

Tên thường gọi của chất: Dầu FO

 Mã sản phẩm : FO N02B

Tên thương mại: Fuel Oil

 Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: 115

    Tên khác (không là tên khoa học): Không có
    Thành phần: Hỗn hợp hydrocarbon (> C
15 )
 

Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ:
    -
Công ty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí
      Thành phố Hồ Chí Minh. số 27 Nguyễn
      Thông, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
    - Điện thoại: (84.8) 9307989 – 9307037
    - Fax : (84.8) 9307462

 
    Mục đích sử dụng: Làm nhiên liệu.   
 
PHẦN II: THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN NGUY HIỂM

Thành phần

Mức giới hạn

Phương pháp đo

Hàm lượng lưu huỳnh % khối lượng, max

180

TCVN 2708 : 2002 (ASTM D 1266)
TCVN 6701 : 2000 (ASTM D 2622)
ASTM D 4294
ASTM D 129

 
PHẦN III: NHẬN DẠNG NGUY HIỂM
1. Mức xếp loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ chức thử nghiệm; Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA... )
 

Mức độ nguy hiểm

 

NFPA

HMIS

Thông tư 12/2006TT-BCN

Sức khoẻ

2

2

 

Độ bốc cháy

2

2

Dễ cháy

Độ phản ứng

0

 

Hạng nguy hiểm : 03

 

2. Cảnh báo nguy hiểm :

  • Các nguy hiểm về cháy nổ:

  • Rất dễ cháy nổ

  • Các nguy hiểm về sức khỏe:

  • Gây ảnh hưởng đường máu, mắt, da, gan, thận và hệ thần kinh trung ương.

  • Nguy hiểm nếu nuốt vào.

  • Gây kích ứng cho da, mắt, hệ hô hấp.

  • Có thể gây ung thư.

  • Nguy hiểm đối với môi trường:

  • Độc hại cho hệ sinh thái dưới nước, có thể gây ảnh hưởng lâu dài cho môi trường nước.

  • Các ảnh hưởng mãn tính:

  • Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài có thể đỏ da, ngứa, chàm da, nứt nẻ da hoặc mụn rộp, nguy cơ ung thư da.

3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

  • Đường mắt: Khi tiếp xúc với mắt gây khó chịu, cay mắt, đau, chảy nước mắt, đỏ, sưng và giảm thị lực.

  • Đường thở: hơi hoặc khói từ xăng có thể gây kích thích hệ hô hấp như ho hoặc khó thở. Nếu hít phải một lượng vượt mức tiếp xúc cho phép có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, uể oải, rối loạn, mất phương hướng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương dẫn đến suy hô hấp, co giật, mất ý thức, hôn mê hoặc tử vong.

  • Đường da: Tiếp xúc trực tiếp có thể làm gây kích ứng như khô da, đau, ngứa, đổi màu da, phồng da, mỏng da. Bên cạnh đó, nếu những thành phần có trong FO có thể hấp thụ qua da và gây ra suy nhược hệ thần kinh trung ương. Nếu da bị trầy xước, sự hấp thụ qua da càng nhiều. Nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài có thề gây viêm da nặng hoặc làm thay đổi cấu trúc da. Những triệu chứng mãn tính có thể có như khô da, phồng da, tróc vảy da, nóng da, hoặc những tổn hại đến tế bào da.

  • Đường tiêu hóa: Gây kích ứng miệng, cổ họng, thực quản khi nuốt phải và có thể được hấp thụ vào máu qua bao tử hoặc đường ruột. Các triệu chứng có thể xảy ra như là nóng rát miệng và thực quản, nôn; hoặc gây các ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, choáng váng, uể oải, mê sảng, bất tỉnh. Do độ nhớt thấp, FO có thể được hấp thụ trực tiếp vào phổi do hít thở trong lúc nuốt vào hoặc sau khi ói. Việc hít vào phổi với một lượng nhỏ cũng có thể gây những tổn hại nghiêm trọng đến phổi hoặc dẫn đến tử vong.

Tóm lại:

  • Những tác dụng phụ sau khi nuốt hoặc hít vào phổi có thể gây lủng phổi hoặc những ảnh hưởng mãn tính cho phổi.

  • Những thí nghiệm trên loài gặm nhắm cho thấy nó có chứa các chất trung gian của quá trình chưng cất dầu mỏ và có thể gây những khối u trên da. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi rửa sạch bề mặt da của các động vật thí nghiệm khi tiếp xúc với FO sẽ giảm đáng keåkhả nắng nổi u bướu.

  • Do đó, lưu ý vệ sinh cá nhân tốt khi tiếp xúc với FO có thể làm giảm các khả năng gây nguy hiểm đối với sức khỏe

  • Những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khi tiếp xúc có thể là thay đổi cấu trúc da, những bệnh mãn tính về hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi chức năng gan, thận., ảnh hưởng đến da, mắt.

PHẦN IV: BIỆN PHÁP SƠ CỨU KHI GẶP TAI NẠN

1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt)

Ngay lập tức rửa mắt với thật nhiều nước ít nhất là 15 phút và gọi ngay cho bác sĩ nếu còn khó chịu

2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da)

- Tức khắc phải tháo ngay giày, quần áo bị nhiễm xăng và các trang sức gây thắt chặt. Rửa sạch vùng da bị dây vào bằng xà phòng. Nếu da bị tổn thương, cần đưa đi bệnh viện ngay

- Nếu da không bị tổn thương, chỉ cần rửa sạch với nước và xà phòng nhẹ. Bỏ hoặc giặt sạch quần áo nhiễm xăng trước khi sử dụng lại.

3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)

Nếu các triệu trứng về hô hấp xẩy ra, di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân bị ngưng thở phải hô hấp nhân tạo và gọi ngay cho bác sĩ. Nếu vẫn còn khó thở, cần cho bệnh nhân thở oxy bởi người có chuyên môn và gọi ngay cho bác sĩ.

4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất)

- Lập tức đến bác sĩ. Không khuyến khích nạn nhân phải nôn ra, không được cho thêm bất kỳ chất gì vào miệng vì dầu có thể vào phổi và gây tổn thương nặng nề hơn.

- Nếu nạn nhân chóng mặt hoặc bất tỉnh và đang nôn mửa, cần đặt nạn nhân nằm đầu thấp và nghiêng về bên trái. Cần trông nom nạn nhân, theo dõi kỹ nạn nhân thở đủ không và gọi ngay cho bác sĩ.

5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có)

- Nếu nạn nhân hít vào một lượng quá mức giới hạn có thể dẫn đến nhiễm độc. Theo dõi tình trạng hô hấp, nếu nạn nhân ho hoặc khó thở, có thể đã viêm hệ hô hấp trên, viêm cuống phổi, hoặc lá phổi. Do đó dùng kháng viêm với liều mạnh để phòng bệnh phù phổi và những bệnh về hô hấp. đồng thời cho bệnh nhân thở oxy kết hợp thông thoáng.

- Nếu nạn nhân nuốt phải, không cần cho nạn nhân nôn. Tiến hành rửa bao tử bằng than hoạt tính và một ít thuốc tẩy nhẹ như magie citrate hoặc sorbitol. Cần duy trì việc hô hấp cho nạn nhân.

PHẦN V: BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY

1. Xếp loại về tính cháy (dễ cháy, rất dễ cháy hoặc cực kỳ dễ cháy, không cháy, khó cháy…)

  • Rất dễ cháy

  • Đặc tính gây cháy: Nhiệt độ chớp cháy: min 66oC.

Nhiệt độ tự bốc cháy: 407,20C.

Giới hạn bắt cháy/nổ: LEL: 1%; UEL: 5%.

2. Sản phẩm tạo ra khi cháy

Bụi, CO, CO2, SOx, NOx…

3. Các tác nhân gây cháy, nổ (tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao, va đập, ma sát...)

Nguyên liệu dễ cháy và có thể bốc cháy do nhiệt, tia lửa điện, ngọn lửa hoặc các nguồn kích cháy khác như: tĩnh điện, đèn pin, các thiết bị cơ/điện, các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, máy vi tính, máy nhắn tin …

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác

  • Chất chữa cháy

  • Hoá chất khô, bụi hơi H2O, khí C02 hay bọt chữa cháy được sử dụng.

  • Không dùng vòi phun nước vì sẽ làm đám cháy lan rộng hơn.

  • Chữa cháy

  • Nhân viên cứu hỏa phải mặc trang phục bảo hộ. Khi dầu gây cháy chưa xác định và xảy ra trong không gian kín hay hẹp, nhân viên cứu hoả phải đeo bình dưỡng khí và mang mặc nạ phòng độc. Phải đứng ở khoảng cách xa nhất có thể hoặc dùng vòi chữa cháy điều khiển tự động, phun bọt lên mặt chất lỏng, làm mát liên tục các thùng chứa kế cận cho tới khi dập tắt được đám cháy. Không được dùng vòi nước mạnh để trực tiếp dập tắt lửa vì nước có thể làm lan tỏa đám cháy ở diện rộng hơn.

  • Sử dụng bọt chữa cháy hoặc nước dạng sương, bình phun nước. Nước dạng sương và phun hiệu quả trong việc làm mát thùng chứa và các công trình kế cận. Tuy nhiên, bọt nước có thể hoặc không thể dập tắt cháy. Không được dùng vòi nước mạnh để trực tiếp dập tắt lửa vì nước có thể làm lan tỏa đám cháy ở diện rộng hơn.

  • Xịt nước nhằm giảm thiểu hoặc phân tán hơi khí và bảo vệ nhân viên. Làm mát các thùng chứa bằng nước, tránh làm lan tràn dầu đang cháy bằng nước dùng cho mục đích làm mát.

  • Cách ly ngay khu vực nguy hiểm, không cho những người không phận sự vào. Ngăn chặn nguồn dầu gây cháy và đưa ra khỏi khu vực cháy các bình dầu chưa cháy với rủi ro thấp nhất có thể.

5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy

Các bình chữa cháy, lăng, vòi phun, xe cứu hoả, quần áo chống cháy, mặt nạ dưỡng khí và phòng độc.

 
PHẦN VI: BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ TRÀN ĐỔ, RÒ RỈ.

1. Các lưu ý bảo vệ cá nhân:

  • Đứng phía trên ngọn gió, khu vực chứa phải được thông hơi thông gió thích hợp. Tránh tiếp xúc dầu với da.

  • Ngăn các nguồn có thể gây kích nổ, cháy ở khu vực chứa và lân cận. Mặc đồ và trang thiết bị phòng hộ bảo vệ thích hợp.

2. Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ

  • Cách ly khu vực nguy hiểm và không cho nhân viên không phận sự được vào. Ngăn chặn sự rò rỉ, tràn lan tiếp tục nếu có thể với rủi ro tối thiểu.

  • Đắp đê ngăn sự lan rộng và dùng các chất hấp phụ dầu thích hợp

3. Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng.

  • Ngăn ngừa vật liệu bị tràn không thâm nhập vào máy móc, mương rãnh, các hệ thống cấp thoát khác không được cho phép và các đường thủy.

  • Đắp đê ngăn cách khu vực tràn đổ.

  • Dùng các chất không cháy như verticulite (một loại hợp chất Silicat), đất hoặc cát hoặc các vật liệu thích hợp theo qui định…để thấm hút.

  • Dọn sạch các vật liệu thấm dầu này vào thùng và giao cho đơn vị xử lý chất thải theo qui định và vệ sinh khu vực tràn đổ bằng nước và xà phòng.

- Báo động cho đội chữa cháy và lãnh đạo đơn vị. Thông báo cho những cơ quan lo về việc khẩn cấp nếu dầu đổ vào bề mặt nước trong hệ thông thoát nước.

 

PHẦN VII: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ...)

  • Hạn chế những người không phận sự vào khu vực lưu trữ và vận chuyển.

  • Việc vận chuyển nên trong hệ thống hoặc đường ống kín nếu có thể.

  • Lưu ý hơi dầu nặng hơn không khí nên có thể tồn tại xung quanh sàn, dưới đáy thùng chứa.

  • Khi mở hệ thống chứa sản phẩm cần phải mặc áo dài tay, dùng găng tay và kính bảo vệ chống hoá chất, cần thiết cần phải đeo mặt nạ chống độc. Tránh cho tiếp xúc dầu với da, mắt, quần áo và không hít hơi dầu.

  • Không ăn uống trong khu vực làm việc với FO.

  • Không mặc quần áo nhiễm dầu, đưa quần áo nhiễm dầu ra xa nguồn phát sinh tia lửa hở…

  • Sử dụng máy thông hơi hoặc máy thông gió mỗi khi sản phẩm này được sử dụng khoảng giới hạn, làm nóng trên nhiệt độ môi trường hoặc bị kích thích.

  • Mở container chầm chậm để làm giảm áp suất.

  • Khi sang chiết từ vật chứa này sang vật chứa khác, toàn bộ thiết bị phải được tiếp đất

  • Không vào các không gian chật chẳng hạn như bồn hoặc hầm mà không tuân theo các qui định về an toàn.

  • Không tạo áp, cắt, hàn, nung, xì, khoan, mài hoặc để các vật chứa dầu ở những nơi có môi trường nhiệt, lửa, tia sáng hoặc các nguồn kích nổ khác.

  • Đặt biển báo “CẤM HÚT THUỐC VÀ CẤM LỬA” nơi khu vực có hơi xăng dầu và di chuyển ra xa những vật dễ bén lửa, tránh tia lửa.

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự tích tụ tĩnh điện. Tiếp đất tất cả các dụng cụ, trang thiết bị được sử dụng và phải đạt tiêu chuẩn về sự cháy nổ.

  • Mẫu đưa đi kiểm nghiệm chứa đựng trong các can, bình bằng chất dẻo hoặc trong các chai lọ bằng thuỷ tinh có nắp nút vặn chặt.

  • Trước khi đóng rót cần tiến hành tháo sản phẩm cũ ra khỏi toa xitec. Khi tháo phải tháo sạch hoàn toàn

  • Sử dụng các phương tiện đóng rót kín có tổn thất do bay hơi nhỏ nhất trong quá trình đóng rót.

  • Chỉ được sử dụng các ống sạch để bơm rót.

  • Trước khi đóng rót vào phuy, phải kiểm tra chất lượng phuy, độ kín, độ sạch và nắp nút. Không được đóng rót vào phuy còn cặn của một loại sản phẩm dầu mỏ khác có chất bẩn, các dị vật và nước.

  • Sau khi đóng rót vào phuy phải vặn chặt nắp có đệm bằng cao su chịu xăng dầu

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung...)

    • Nhiệt độ.

Nhiệt độ môi trường.

  • Tồn trữ.

  • Các vật chứa xăng luôn được đóng chặt kín.

  • Bể chứa bằng kim loại (nổi, nửa ngầm nửa nổi, ngầm).

  • Các bể chứa, tàu chở xăng, toa xitec, ôtô xitec và các phương tiện chứa khác dùng để bảo quản và vận chuyển phải được chuẩn bị phù hợp với các tiêu chuẩn và các văn bản pháp chế kỹ thuật hiện hành.

  • Các toa xitec, tàu chở xăng, bể chứa phải có nắp đậy và nắp khoang tốt, các khe rãnh của nắp phải đặt đệm, đảm bảo độ kín tốt, nếu không có các khe rãnh dưới nắp phải đệm cacton.

  • Các phương tiện chứa phải đảm bảo khô , sạch, giữ hoàn toàn kín và để ở nơi mát mẻ, thông thoáng, tránh xa ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào và các nguồn nhiệt hay vật gây bén lửa khác.

PHẦN VIII: KIỂM SOÁT TIẾP XÚC VÀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời gian làm việc..)

  • Khu vực cần được cách ly bằng hàng rào, được thông gió cục bộ.

  • Kiểm soát nồng độ trong không khí dưới ngưỡng tiếp xúc cho phép.

  • Khi xảy ra sự cố tràn đổ hoặc rò rỉ sản phẩm thì đứng trên gió và xa nguồn rò rỉ.

  • Khi tiếp xúc với sản phẩm cần sử dụng các phương tiện cá nhân thích hợp.

2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc

  • Bảo vệ mắt: Khuyến cáo dùng thiết bị bảo vệ mắt có tấm chắn để ngăn ngừa khả năng tiếp xúc với mắt. Tuỳ vào điều kiện sử dung có thể cần đến mặt nạ che mặt.

  • Bảo vệ thân thể: Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mang mặt nạ phòng hơi độc khi cần thiết.

  • Bảo vệ tay: Khuyến cáo dùng găng tay không thấm các vật liệu để ngăn sự tiếp xúc da

  • Bảo vệ chân: Mang giầy bảo hộ lao động thích hợp.


Nồng độ tối đa cho phép trong không khí theo OSHA, mg/m3

Tên thành phần PEL
   Naphthalene 10 ppm
50 mg/m3
 
OSHA – Occupational Safety And Health Administration (Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ)

Ngưỡng giới hạn tiếp xúc theo Canada.Alberta OELs

Tên thành phần TWA8 STEL
Fuels, diesel, no.2 100 mg/m3  
Naphthalene 10 ppm
52 mg/m3
15 ppm
79 mg/m3

Giới hạn tiếp xúc theo qui định 296/97 về an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo Canada.British Columbia OELs
Tên thành phần TWA8 STEL
Fuels, diesel, no.2 100 mg/m3  
Naphthalene 10 ppm 15 ppm

Kiểm soát tiếp xúc đối với tác nhân hóa học và sinh học – Bộ lao động theo Canada.Ontario OELs
Tên thành phần TWA8 STEL
Fuels, diesel, no.2 100 mg/m3  
Naphthalene 10 ppm
52 mg/m3
15 ppm
78 mg/m3

Ngưỡng giới hạn theo Canada.Quebec OELs (Bộ lao động-Qui định về chất lượng môi trường làm việc)
Tên thành phần TWA8 STEL
Naphthalene 10 ppm
52 mg/m3
15 ppm
79 mg/m3

3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố

  • Sử dụng các trang thiết bị chống cháy nổ, mặc trang phục bảo hộ thích hợp kể cả hệ thông bình dưỡng khí.

4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc...)

Làm vệ sinh sạch sẽ và giặt rửa quần áo bị nhiễm lẫn trước khi dùng lại.

 

PHẦN IX: ĐẶC TÍNH LÝ HOÁ

Trạng thái vật lý: Lỏng

Điểm sôi (0C): >3500C

Màu sắc: màu đen

Điểm nóng chảy (0C): min 240C

Mùi đặc trưng: Mùi hắc, đặc trưng xăng dầu.

Điểm bùng cháy (0C) (Flash point): min 660C

Áp suất hóa hơi (mmHg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: chưa có thông tin

Nhiệt độ tự cháy (0C): 407,20C

Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: >1.

Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): 5%

Độ hòa tan trong nước : không hoà tan

Giới hạn nồng độ cháy, nổ (% hỗn hợp với không khí): 1%

Độ pH: Chưa có thông tin

Tỷ lệ hoá hơi: (n BuAc = 1): chưa có thông tin

Khối lượng riêng (kg/m3): 970

Nhiệt trị : 10150 cal/g

 

PHẦN X: TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG

1. Tính ổn định (độ bền nhiệt, độ nhạy với tác nhân ma sát, va đập...)

  • Ổn định trong điều kiện có không khí xung quanh bình thường

  • Tránh nơi nhiệt độ cao, tia lửa, ngọn lửa hở. Tránh tiếp xúc với các vật liệu không tương thích.

2. Khả năng phản ứng:

  • Tránh xa các chất axit mạnh, kiềm, chất oxy hóa như clo lỏng, halogen, hydrogen peroxide, và oxy.

  • Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy: Khi cháy hoặc phân hủy do nhiệt có thể sinh ra CO, các khí độc, hơi nước

  • Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy, nổ, phản ứng với môi trường xung quanh).

  • Sử dụng nhiên liệu hydrocarbon trong khu vực không có đủ độ thông thoáng có thể dẫn đến các trường hợp cháy nổ.

  • Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung...)

  • Phản ứng trùng hợp : không

PHẦN XI: THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH

1. Các ảnh hưởng mãn tính với người (Ung thư, độc sinh sản, biến đổi gen..)

  • Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài có thể gây đỏ, ngứa, kích ứng da, chàm da, nứt nẻ da và mụn dầu.

  • Có thể gây suy yếu hệ thần kinh trung ương.

2. Các ảnh hưởng độc khác

  • Các ảnh hưởng cấp

  • Độc hại nếu hít vào. Có thể gây kích ứng mắt, da, hệ hô hấp.

  • Hít thở hơi hóa chất với nồng độ cao có thể gây chóng mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất khả năng tư duy, hít thở nhiều có thể gây bất tỉnh.

  • Có thể gây đau bau tử, nôn, tiêu chảy.

  • Có thể gây tổn hại cho máu, gan, thận.

  • Các ảnh hưởng cục bộ

  • Có thể gây kích ứng cho da, mắt, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.

  • Những chỉ định đối với da theo US ACGIH : Fuels, diesel, no.2 và Naphthalene có thể được hấp thụ qua da.

  • Khả năng gây dị ứng

  • Có thể gây viêm da, chàm da, làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

  • Khả năng gây ung thư :

Có khả năng gây ung thư. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế - IARC (International Agency For Research On Cancer) đã phân loại Naphthalene và Clarified oils, catalytic cracked vào nhóm 2B có khả năng gây ung thư cho người.

    • ACGIH Carcinogens

Fuels, diesel, no.2 (CAS 68476-34-6): thuộc nhóm A3 – Gây ung thư cho động vật nhưng chưa biết mức nguy hại đối với người.

Naphthalene (CAS 91-20-3): thuộc nhóm A4 – Không được phân loại là chất gây ung thư ở người.

    • IARC Monographs. Overall Evaluation of Carcinogenicity

Clarified oils (Petroleum),

catalytic cracked (CAS 64741-62-4): thuộc nhóm 2B - các tác nhân hoặc hợp chất có thể sinh ung thư ở người. Hoàn cảnh phơi nhiễm sau đó có thể gây hậu quả ung thư ở người.

Naphthalene (CAS 91-20-3) :thuộc nhóm 2B - các tác nhân hoặc hợp chất có thể sinh ung thư ở người. Hoàn cảnh phơi nhiễm sau đó có thể gây hậu quả ung thư ở người.

  • Dịch tễ học

Những tổn hại ở da trước đó như viêm da… sẽ bị trầm trọng hơn khi phơi nhiễm với sản phẩm.

  • Khả năng gây đột biến gen

Chưa có thông tin.

  • Ảnh hưởng sinh sản

  • Các thông tin khác

Các thành phần có trong sản phẩm có thể được hấp thụ vào cơ thể qua da.

 

PHẦN XII: THÔNG TIN VỀ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG

1. Độc tính với sinh vật

Độc với các loài thủy sinh vật do chủ yếu là các hợp chất thơm no và không no gây ra

Tên thành phần Loài sinh vật Chu kỳ ảnh hưởng Kết quả
Residues (Petroleum), light vacuum (68512-62-9) 48 giờ LC50 : 48 mg/l
Naphthalene (91-20-3) Cá hồi 96 giờ LC50 : 0,91 – 2,82 mg/l

2. Độc tính sinh thái

Nhìn chung sản phẩm tràn đổ ra môi trường sẽ gây nguy hại cho môi trường.

3. Tác động môi trường :

Sản phẩm có chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có khả năng tạo phản ứng quang hóa ozone.

4. Độc tính đối với môi trường nước

Độc hại đối với sinh vật nước, có thể gây những tác hại lâu dài cho môi trường nước.

5. Khả năng biến đổi trong môi trường

Sản phẩm không hòa tan trong nước, nổi trên mặt nước, một số hợp chất trong sản phẩm sẽ lắng xuống đáy, một số bay hơi trong không khí.

 
PHẦN XIII: BIỆN PHÁP VÀ QUI ĐỊNH VỀ TIÊU HUỶ.
                 
Chưa có thông tin
 

PHẦN XIV: QUI ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN

- Áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 3891 – 84 đóng rót, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dầu mỏ.

- Vận chuyển bằng các đường ống dẫn chính, các phương tiên vận tải thuỷ, tàu hoả và ôtô phải đảm bảo giữ gìn chất lượng và số lượng.

- Cho phép bơm chuyển tiếp trong các đường ống dẫn chính bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng các vật ngăn cách.

- Tất cả các toa xitec, ôtô xitec, toa tàu hoả, tàu và xà lan vận chuyển phải do nơi giao hàng kẹp chì

 
PHẦN XV: THÔNG TIN KHÁC

Ngày tháng biên soạn phiếu: 25/10/2010

Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất:

Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo : Công ty TNHH Một Thành Viên Tp Hồ Chí Minh